Hôi Miệng – Sự Thật Về Các Triệu Chứng Hôi Miệng
Hôi Miệng – Sự Thật Về Các Triệu Chứng Hôi Miệng
A. Nguyên nhân gây hôi miệng - Nguyên nhân bên trong
Có 2 nguyên nhân lớn gây ra tình trạng hôi miệng: nguyên nhân bên trong (do miệng) và nguyên nhân bên ngoài. (không do miệng). Nhưng đa số nguyên nhân thường nằm bên trong miệng và tác nhân chính là sự hoạt động của các loại vi khuẩn yếm khí sinh ra các hợp chất sunfur gây hôi miệng. Nguyên nhân bên trong thường bao gồm các yếu tố như:
1. Nguyên nhân Răng - Miệng
Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi gốc sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein bởi các vi sinh vật ở miệng, trong các trường hợp kể sau:
+ Sau khi ăn xong, thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng không được làm sạch tức thời bị vi khuẩn phân giải sẽ tạo ra mùi hôi.
+ Bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng…cũng là những nguyên nhân chính gây ra hôi miệng
+ Răng sâu nhiều có chỗ vỡ trơ tủy răng hoặc có lỗ hổng sâu răng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây bệnh.
+ Vôi răng đóng vào chân răng lâu ngày là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.
+ Viêm lưỡi và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
+ Sau khi ăn xong, thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng không được làm sạch tức thời bị vi khuẩn phân giải sẽ tạo ra mùi hôi.
+ Bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng…cũng là những nguyên nhân chính gây ra hôi miệng
+ Răng sâu nhiều có chỗ vỡ trơ tủy răng hoặc có lỗ hổng sâu răng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây bệnh.
+ Vôi răng đóng vào chân răng lâu ngày là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.
+ Viêm lưỡi và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
+ Nước miếng có rất nhiều công dụng, chẳng hạn như có tính chất kháng vi khuẩn ,kháng siêu vi trùng, kháng trị nấm, chất lượng dung hòa, và tẩy sạch khoang miệng. Miệng khô khi nước bọt giảm nhiều. Nước bọt có nhiệm vụ giữ má, lưỡi, môi, lợi ẩm ướt, trong nước bọt có men giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các thay đổi pH trong miệng. Khi tính axit miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều và hoạt động mạnh hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng: tuyến nước bọt kém hoạt động, liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh số 7), thở bằng miệng do nghẹt mũi hay do thói quen, ở người cao tuổi, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, bệnh thần kinh, sau xạ trị ung thư vùng đầu mặt cổ…
Một số thuốc như hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu... cũng làm giảm nước bọt trong miệng, các hợp chất nặng mùi không được hòa tan là tăng mùi hôi.
Hút thuốc lá nhất là các loại thuốc hút mạnh như xì gà, ống điếu, ống píp cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.
2. Nguyên nhân do mũi – xoang
Những bệnh lý mũi xoang như viêm mũi xoang cấp mạn tính, viêm xoang do răng, đặc biệt viêm xoang do răng gây hơi thở rất hôi, thậm chí gây khó chịu cho người xung quanh khi đến gần.
Bệnh lý u bướu vùng mũi xoang như polyp mũi xoang, bệnh ung thư, u nhú cũng gây hơi thở hôi.
Viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi. Bệnh lý này thường gây cảm giác hôi khi bệnh nhân hỉnh mũi hay nhướng mũi làm các tuyến bả ở cửa mũi hoặc ở cánh mũi hở ra làm có mũi hôi.
Bệnh lý u bướu vùng mũi xoang như polyp mũi xoang, bệnh ung thư, u nhú cũng gây hơi thở hôi.
Viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi. Bệnh lý này thường gây cảm giác hôi khi bệnh nhân hỉnh mũi hay nhướng mũi làm các tuyến bả ở cửa mũi hoặc ở cánh mũi hở ra làm có mũi hôi.
3. Nguyên nhân ở họng - hạ họng
Viêm họng hạt cấp mạn.
Viêm amidan một hoặc hai bên. Nhất là dạng viêm amidan hốc mủ mạn tính.
Ung thư họng - hạ họng.
4. Hôi miệng do sử dụng răng giả
Những bộ răng giả thường là hàm tháo lắp là nơi các vụn thức ăn trôi dạt vào và ẩn nấp khi ta ăn uống. Nếu lâu ngày chúng ta không vệ sinh, những vụn thức ăn hoặc cặn bã ấy sẽ hư thối và tạo nên mùi hôi tanh. Nếu có thể, ta nên tháo gỡ và chùi rửa bộ răng giả hoặc dùng sợi chỉ luồn dưới cầu răng ngày một lần vào buổi tối, để phòng tránh sự ứ đọng thức ăn trong miệng.
5. Hôi miệng do nhịn đói
Người bỏ bữa ăn vì lười ăn hoặc ăn kiêng cữ hay bị hôi miệng. Khi ăn, những tác động nhai cắn làm nước miếng được tiết ra nhiều, rửa và giết bớt vi trùng trong miệng, khiến miệng không bị hôi.
6. Thức ăn
Một số các chất biến dưỡng từ thức ăn được hấp thụ vào máu, rồi thải ra ngoài cơ thể qua đường phổi. Hành, tỏi, rượu, gây hôi miệng qua cơ chế này. Người Việt Nam chúng ta có nhiều món rất ngon, như là mắm cà tôm, mắm ruốc, khô mực, khô cá thiều v.v... là những thực phẩm lưu mùi rất lâu
7. Các loại bệnh lý:
Bệnh từ phổi, thực quản - dạ dày, gan mật, đường ruột như viêm nhiễm, trào ngược dịch vị, ung thư cũng gây hơi thở hôi. Hoặc các bệnh mãn tính như suy gan, suy thận, tiểu đường, lao phổi, AIDS gây hôi miệng nhiều.
B. Nguyên nhân gây hôi miệng - Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên ngoài là do các tác nhân khác không do miệng tác dụng lên cơ thể làm miệng có mùi hôi, bao gồm:
1. Do sử dụng thuốc:
Những thuốc dùng có tác dụng làm khô miệng hoặc ảnh hưởng tới những tuyến nước miếng đều có thể gây hôi miệng.
Những thuốc chống nghẹt mũi , dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi làm cho mũi và miệng khô khan. Các thuốc chữa bệnh tâm thần và thuốc chữa cao áp huyết có thể ảnh hưởng ít nhiều tới những tuyến nước miếng.
Những thuốc chống nghẹt mũi , dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi làm cho mũi và miệng khô khan. Các thuốc chữa bệnh tâm thần và thuốc chữa cao áp huyết có thể ảnh hưởng ít nhiều tới những tuyến nước miếng.
Theo như nêu trên, 90% chứng bệnh hôi miệng phát xuất từ khoang miệng. 10% còn lại là do những bệnh trong cơ thể gây nên. Các bệnh hệ thống, làm thay đổi hóa học bình thường của cơ thể, tạo ra những chất dễ bay hơi đến các hệ bài tiết hay phổi qua đường máu rời được thoát ra ở mồ hôi, nước bọt, các dịch tiết hay khí thở gây ra mùi hôi.
2. Bệnh tiểu đường
Sự liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh nướu răng đã được giới y nha sĩ xác nhận rõ ràng từ nhiều năm qua. Bệnh tiểu đường có sự liên quan trực tiếp đến bệnh nha chu là các bệnh răng miệng khác do đó cũng có ảnh hưởng đến chứng hôi miệng
Sự liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh nướu răng đã được giới y nha sĩ xác nhận rõ ràng từ nhiều năm qua. Bệnh tiểu đường có sự liên quan trực tiếp đến bệnh nha chu là các bệnh răng miệng khác do đó cũng có ảnh hưởng đến chứng hôi miệng
Ung thư phổi, lao phổi, viêm phổi hoặc viêm mù màng phổi đều phô bầy với dấu chỉ hôi miệng. Đây là điểm quan trọng cho 2 giới y- nha khoa trong phần định bệnh để nhận ra bệnh sớm và chữa trị kịp thời.
3. Bệnh liên quan tới tai, mũi, họng
Các bệnh viêm mũi, nhiễm trùng các xoang quanh mũi hay bướu trong mũi hoặc ung thư cổ họng (pharyngeal cancer) đều có thể gây hôi miệng vì người bệnh có thể không thở được qua đường mũi mà phải thở bằng miệng.
C. Các phương cách đo hôi miệng
+ Khách quan: Bệnh nhân ngồi đối diện gần với người giám định, bịt mũi thở bằng miệng trong vài phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu mùi hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó.
+ Chủ quan: Tự người bệnh cảm nhận bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi.
+ Chủ quan: Tự người bệnh cảm nhận bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi.
+ Người bệnh hoặc người giám định ngửi mùi trên chỉ nha khoa (dây dental floss) sau khi cà răng.
+ Ở một số cơ sở răng hàm mặt và phòng khám nha khoa hiện đại có thể đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng.
D. Phương pháp điều trị bệnh hôi miệng
Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
1. Điều tri theo nguyên nhân từ răng miệng:
+ Lấy cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.
+ Chỉ nha khoa để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
+ Điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong miệng.
+ Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước.
+ Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng.
+ Chỉ nha khoa để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
+ Điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong miệng.
+ Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước.
+ Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng.
+ Đánh răng sau khi ăn.
+ Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích.
+ Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích.
+ Nếu mang răng giả cần vệ sinh đúng cách.
+ Đi khám nha sĩ đều đặn mỗi 6 tháng để cạo vôi răng và khám các bệnh răng miệng.
2. Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa…
3. Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan…
4. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.
3. Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan…
4. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.
Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, tránh các loại pho mát có mùi nặng. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá…
Các sản phẩm làm thơm miệng có chứa dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt được.
Nước súc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Thuốc súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.
Nước súc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Thuốc súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.
Hôi miệng là một bệnh lý có nhiều nguyên nhân thực thể. Tuy nhiên, có những trường hợp là sự cảm nhận chủ quan và khuếch đại của bệnh nhân gây ra sự cô độc, cách ly với người xung quanh do ngại giao tiếp. Bạn cần đến khám ở những cơ sở y tế và các chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm để xác định bệnh trạng.
No comments: