Sâu Răng Và Tác Hại Của Sâu Răng
Sâu Răng Và Tác Hại Của Sâu Răng
Bệnh sâu răng là một bệnh đa yếu tố và là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố: màng sinh học do vi khuẩn (mảng bám răng), môi trường (như chế độ ăn uống, thành phần nước bọt và tốc độ tiết nước bọt, fluoride) và cấu trúc răng. Quá trình bệnh liên quan đến sự thay đổi cân bằng giữa quá trình tái khoáng hóa răng (hấp thu khoáng chất trở lại vào răng) và quá trình khử khoáng răng (mất khoáng chất từ răng). Hiểu quá trình bệnh sâu răng có thể giúp các chuyên gia sức khỏe răng miệng xác định xem chính xác sâu răng xuất hiện ở vị trí nào và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.
Quá trình bệnh sâu răng có thể được mô tả như sau:
Sâu răng tiến triển từ từ qua men răng (sâu men) cho đến khi nó đến ngà răng và thâm nhập vào tủy răng. Ngà răng không cứng như men bởi vì nó được cấu tạo với hình khối bằng ống, sâu răng tiến triển nhanh hơn trước (sâu ngà). Khi bị sâu răng tấn công, ngà răng phản ứng bằng cách phát triển nhiều hơn và trở nên dày hơn để bảo vệ các dây thần kinh khỏi các kích thích có hại do sâu răng. Đây được gọi là "ngà thứ cấp" hoặc "ngà phản ứng".
Men răng bị sâu ---> sâu ngà răng ---> tủy răng bị sâu ---> Tủy chết
Tác hại của sâu răng:
Khi sâu răng tiến triển đến tủy răng bạn sẽ bắt đầu gặp một số triệu chứng đau do các dây thần kinh trong răng bị ảnh hưởng (viêm tủy răng). Giai đoạn đầu của triệu chứng viêm này được gọi là "viêm tủy hồi phục". Nếu sâu răng tiếp tụctiến triển, lâu dần chúng sẽ tạo nên "viêm tủy không hồi phục".
Máu cung cấp cho răng qua một lỗ nhỏ gọi là lỗ chóp răng bị chèn ép gây chết các dây thần kinh. Chúng tôi gọi đây là "hoại tử tủy hoặc tủy chết".
Cuối cùng, các vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng. Đây là một tình trạng viêm quanh chóp răng. Không nên nhầm lẫn với bệnh nha chu, hai bệnh này hoàn toàn riêng biệt.
Đó có thể là một tình trạng viêm cấp tính kèm theo đau đớn và sưng, tấy đỏ và nóng hoặc một chứng viêm mãn tính. Viêm mãn tính không gây đau đớn và thường được phát hiện tình cờ khi chụp X-Quang. Tuy nhiên, "mãn tính" có thể khá dễ dàng trở thành "cấp tính" tùy thuộc vào khả năng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Viêm quanh chóp cấp tính hoặc mãn tính có thể dẫn đến áp xe (sưng mủ). Khi xuất hiện áp xe, răng sẽ trở nên rất đau đớn, bởi vì có rất nhiều đầu dây thần kinh ở các dây chằng xung quanh răng.
Biện pháp chữa trị sâu răng:
Đặc điểm của lỗ sâu răng là không thể tự tái tạo và phục hồi lại chỉ có cách duy nhất là hàn lỗ sâu bằng chất hàn cement, amalgam, composite tùy theo từng loại răng.
Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
Quy trình trám răng bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Bác sĩ thăm khám cụ thể tình trạng răng sâu xem răng chớm sâu hay thành nhiều lỗ sâu lớn.
Bước 2: Gây tê tại chỗ để bệnh nhân và bác sĩ đều thoải mái trong khi điều trị và hàn trám.
Bước 3: Tiến hành nạo vết sâu: tiến hành nạo bỏ hết phần bị sâu và làm sạch lại toàn bộ răng sâu để sửa soạn cho việc hàn trám răng. Đây là thao tác bắt buộc nhằm loại bỏ hoàn toàn những mầm mống của vi khuẩn gây sâu răng và hạn chế tình trạng đau nhứt sau khi trám do kích ứng.
Bước 4: Thực hiện trám thẫm mỹ cho vết trống vừa nạo sâu răng. Trám bằng chất liệu nào là do bạn tự quyết định để đạt tính thẩm mỹ nhất. có thể trám trực tiếp với chất liệu amalgam, composite hoặc gián tiếp inlay, onlay với chất liệu sứ. Dưới đây là các bước để trám răng:
1. Bôi một loại dung dịch nhẹ lên chỗ răng cần phục hồi.
2. Phủ một lớp keo tạo độ dính.
3. Chiếu đèn quang trùng hợp cho lớp keo ponding khô.
4. Trám chất trám theo từng lớp mỏng (nhiều hay ít tùy theo từng răng), điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng.
5. Chiếu đèn quang trùng hợp để chất trám và răng tạo thành một khối đồng nhất.
6. Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ độ bền miếng trám với răng.
Còn đối với răng bị sâu quá nhiều hoặc lỗ sâu qúa to thì bạn có thể tiến hành bọc răng sứ.
XEM VIDEO MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH TRÁM RĂNG
Biện pháp phòng tránh sâu răng:
- Phải thường xuyên chải răng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ.
- Nên ăn đường vào bữa ăn chính và hạn chế ăn quà vặt có chất đường dính.
- Sử dụng flour dưới nhiều dạng: nước uống, kem đánh răng.
- Khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh sâu răng.
No comments: